TS. Lưu Văn Thuần
Phụ trách Khoa
Khoa Kỹ thuật Hàng Không (KTHK) là một trong số những ngành học tiêu biểu của VAA. Được thành lập năm 2012, đến nay, khoa KTHK đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Học viện, cũng như đáp ứng nhu cầu về nhân lực của ngành hàng không dân dụng trong nước.
Cơ Sở 02: 18A/1 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
|
G01 | |
https://fae.vaa.edu.vn/ | |
kthk@vaa.edu.vn | |
028 3811 3073 |
Khoa Kỹ thuật Hàng không – Học viện Hàng không Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 08 năm 2012 theo quyết định số 500/QĐ-HVHK ngày 10/07/2012. Phụ trách khoa thời bấy giờ là ông Lê Doãn Quang.
Nhân sự khoa Kỹ thuật Hàng không hiện tại có 14 giảng viên cơ hữu và 02 trợ giảng, bao gồm,
Cùng với nhiều giảng viên thỉnh giàng có trình độ cao, có kinh nghiệm tham gia phát triển nhiều dự án thực tế.
Khoa Kỹ thuật Hàng không hiện tại đang có 4 bộ môn:
Bộ môn Khí động và Lực đẩy là một bộ môn quan trọng trong kỹ thuật hàng không, tập trung nghiên cứu các lực và chuyển động của không khí, cũng như các hệ thống động cơ tạo ra lực đẩy.
Bộ môn Khí động và Lực đẩy đóng vai trò then chốt trong việc phát triển công nghệ hàng không tiên tiến.
Bộ môn Điện – Điện tử tàu bay (Avionics) chuyên giảng dạy, nghiên cứu về hệ thống điện, điện tử tàu bay, hệ thống dẫn đường tàu bay, hệ thống radar tàu bay, hệ thống thông tin liên lạc tàu bay, hệ thống bay tự động đối với tàu bay thương mại, UAV. Cụ thể các học phần:
Bộ môn Kết cấu và Vật liệu hàng không là một bộ môn học thuật và nghiên cứu hàng đầu chuyên phát triển kiến thức và công nghệ liên quan đến cấu trúc và vật liệu hàng không. Bộ môn tập trung vào thiết kế, phân tích, chế tạo và thử nghiệm các cấu trúc máy bay bằng vật liệu tiên tiến để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tính bền vững trong ngành hàng không.
Sự phát triển lớn mạnh của ngành hàng không luôn luôn đi kèm với hệ thống bảo dưỡng, sữa chữa máy bay phía sau nó. Một máy bay có thể bay được thì phải đảm bảo tính khả phi, trong đó nhân viên kỹ thuật đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì tính khả phi này.
Bộ môn Quản lý bảo dưỡng tàu bay sẽ cung cấp cho sinh viên các kiến thức cần thiết để các em có thể tiếp cận được các công việc mà một nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay phải xử lý hàng ngày, nâng cao khả năng thích ứng của các em trong môi trường làm việc thực tế. Các môn học được giảng dạy bao gồm:
Khoa đang đào tạo ngành Kỹ thuật Hàng Không với 3 định hướng nghề nghiệp chính cho sinh viên:
Bảo dưỡng tàu bay: VAECO, Vietjet, Bamboo, SAM, và các đơn vị khai thác hàng không dân dụng khác.
Kiểm định đánh giá
Quản lý dự án, bảo dưỡng